Hiển thị các bài đăng có nhãn Đề Thi - Đáp Án. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đề Thi - Đáp Án. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2016

Đề thi Quy hoạch tuyến tính Khóa 1

Đề thi Quy hoạch tuyến tính lớp Văn bằng 2 toán  Khóa 1 - đại học sư phạm TP HCM
Chia sẻ với các bạn.


Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Chủ Nhật, 8 tháng 5, 2016

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2015

Thứ Năm, 2 tháng 7, 2015

Đề thi THPT Quốc gia môn Toán năm 2015

Đề thi THPT Quốc Gia 2015:


Đề thi Toán gồm 10 câu hỏi, mỗi câu 1 điểm. Đề thi được sắp xếp theo mức độ khó tăng dần rất thuận lợi cho thí sinh khi làm bài. So với các năm gần đây đề thi năm nay có phần nhẹ nhàng hơn. Thí sinh học khá có thể làm được 7 điểm một cách dễ dàng. Hơn nữa đề thi bám sát với tinh thần của Đề minh họa mà Bộ giáo dục đã công bố cách đây vài tháng.

Các câu từ 1 đến 7 rất cơ bản và có nhiều bài tập tương tự nằm trong sách giáo khoa. Thí sinh không cần học thêm nhiều có thể làm được các câu này.

Các câu từ 8 đến 10 dành cho thí sinh biết vận dụng đến vận dụng ở mức độ cao các kiến thức đã học. Riêng tìm giá trị lớn nhất (câu 10) thì dễ tiếp cận hơn các câu loại này năm trước. Dự kiến là sẽ có nhiều điểm 10 môn toán.

Chủ Nhật, 4 tháng 1, 2015

Tuyển tập đề thi học sinh giỏi toán vòng tỉnh Tây Ninh

Đề thi học sinh giỏi toán vòng tỉnh Tây Ninh năm 2013-2014:


Đề thi học sinh giỏi toán vòng tỉnh Tây Ninh năm 2012-2013:

Đề thi học sinh giỏi toán vòng tỉnh Tây Ninh năm 2011-2012:
 



 


Chủ Nhật, 6 tháng 7, 2014

Đề thi đại học 2014 môn Toán và đáp án chính thức của Bộ Giáo Dục

BGDDT công bố đáp án chính thức vào chiều 5/7/2014.

Đề Thi  Đáp Án

Đề thi đại học 2014 môn Toán khối A, A1 và hướng dẫn giải

Đề thi:

Hướng dẫn giải câu 9:

Ông Trần Phương, Phó Giám đốc thường trực TT hỗ trợ phát triển tài năng:




Thầy giáo Cai Việt Long (gíao viên Toán THPT Hà Nội - Amsterdam) cùng nhóm đồng nghiệp nhận định, câu 9 trong đề thi ĐH khối A và A1 năm nay là câu rất khó. Ngoài cách quen thuộc là dồn biến đưa về xét hàm số, có thể làm bằng cách thuần túy là kết hợp biến đổi và bất đẳng thức Cô Si. Điểm nhấn của bài này là dấu bằng xảy ra khi x=y+z. Từ việc phát hiện dấu bằng xảy ra ta sẽ biến đổi và dùng bất đẳng thức Cô Si giải quyết bài toán một cách ngọn và đẹp. Cách này nếu học sinh cấp 2 có học lực giỏi có thể làm được.


(theo VNEXPRESS)





Thứ Ba, 17 tháng 6, 2014

CẤU TRÚC ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN TOÁN NĂM 2014

I. PHẦN CHUNG (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):
a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị của hàm số.
b) Các bài toán liên quan đến ứng dụng của đạo hàm và đồ thị của hàm số: chiều biến thiên của hàm số; cực trị; giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số; tiếp tuyến, tiệm cận (đứng và ngang) của đồ thị hàm số; tìm trên đồ thị những điểm có tính chất cho trước, tương giao giữa hai đồ thị (một trong hai đồ thị là đường thẳng)...

Câu 2 (1 điểm):
Công thức lượng giác, phương trình lượng giác.

Câu 3 (1 điểm):
Phương trình, bất phương trình; hệ phương trình đại số.

Câu 4 (1 điểm):
- Tìm giới hạn.
- Tìm nguyên hàm, tính tích phân.
- Ứng dụng của tích phân: tính diện tích hình phẳng, thể tích khối tròn xoay.

Câu 5 (1 điểm):
Hình học không gian (tổng hợp): quan hệ song song, quan hệ vuông góc của đường thẳng, mặt phẳng; diện tích xung quanh của hình nón tròn xoay, hình trụ tròn xoay; thể tích khối lăng trụ, khối chóp, khối nón tròn xoay, khối trụ tròn xoay; tính diện tích mặt cầu và thể tích khối cầu.

Câu 6 (1 điểm): 
Bài toán tổng hợp.

II. PHẦN RIÊNG (3 điểm)
Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần a hoặc phần b).

Theo chương trình chuẩn:
Câu 7a (1 điểm):
Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng:
- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
- Đường tròn, elip.
- Viết phương trình đường thẳng.
- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng.

Câu 8a (1 điểm):
Phương pháp tọa độ trong không gian:
- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
- Đường tròn, Mặt cầu.
- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng, mặt phẳng; khoảng cách giữa hai đường thẳng; vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.

Câu 9a (1 điểm):
- Số phức.
- Tổ hợp, xác suất, thống kê.
- Bất đẳng thức; cực trị của biểu thức đại số.

Theo chương trình nâng cao:
Câu 7b (1 điểm):
Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng:
- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
- Đường tròn, ba đường conic.
- Viết phương trình đường thẳng.
- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng.

Câu 8b (1 điểm):
Phương pháp tọa độ trong không gian:
- Xác định tọa độ của điểm, vectơ.
- Đường tròn, mặt cầu.
- Viết phương trình mặt phẳng, đường thẳng.
- Tính góc; tính khoảng cách từ điểm đến đường thẳng, mặt phẳng; khoảng cách giữa hai đường thẳng; vị trí tương đối của đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.

Câu 9b (1 điểm):
- Số phức. 
- Đồ thị hàm phân thức hữu tỉ dạng y = (ax2 + bx + c) / (px + q) và một số yếu tố liên quan.
- Sự tiếp xúc của hai đường cong.
- Hệ phương trình mũ và lôgarit.
- Tổ hợp, xác suất, thống kê.
- Bất đẳng thức. Cực trị của biểu thức đại số.

(theo mathvn.com)